Những tin đồn thất thiệt liên tục liên tục xuất hiện đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hãng hàng không Vietjet trong thời gian qua. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của hãng bay mà còn khiến hành khách không khỏi hoang mang về cung cách làm việc, hoạt động của Vietjet Air. Một trong số đó phải kể đến loạt tin đồn Vietjet bị kiện ở Anh và Singapore đã khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Vậy, thực hư thông tin Vietjet vướng vào những tranh chấp pháp lý này như thế nào? Bạn hãy cùng Du Lịch Nghỉ Dưỡng tìm hiểu chính xác điều này trong bài viết dưới đây nhé.
Toàn cảnh Vietjet bị kiện ở Anh
Mở màn tin đồn Vietjet bị kiện là thông tin hãng hàng không phải chịu hầu tòa tòa trong vụ kiện tranh chấp pháp lý với FW Aviation Holdings 1 (FWA). Theo đó, Công ty chuyên cho thuê phi cơ này đã đâm đơn kiện tại tòa Thượng thẩm Anh với cáo buộc Vietjet vi phạm hợp đồng khi không thanh toán đúng thời hạn chi phí thuê 04 chiếc phi cơ đã thuê.
Ngay khi tin đồn này xuất hiện đã khiến mạng xã hội Việt, đặc biệt là những khách hàng của Vietjet không khỏi ngỡ ngàng. Tin đồn này đã nhanh chóng lan rộng, được bàn tán sôi nổi khắp các mặt báo. Mặc dù chưa có thông tin chính xác song chúng đã tác động rất lớn đến uy tín và lòng tin của hãng hàng không.
Vietjet bị kiện ở Singapore, thực hư như thế nào?
Khi tin đồn về việc Vietjet bị kiện tại Anh chưa kịp lắng xuống thì tiếp ngay sau đó, thông tin tòa án tại Singapore tiếp tục phát đơn kiện theo yêu cầu từ phía FW Aviation Holdings 1 (FWA) lại xuất hiện.
Trong đó, đáng chú ý, đơn tố cáo mà FWA trình lên tòa án Singapore nhận định bà Phương Thảo và các cổ đông của Vietjet Air “đang thực hiện âm mưu nhằm ngăn cản phía FWA thu hồi nhằm chiếm đoạt 4 chiếc phi cơ có giá hơn 200 triệu USD”.
Như vậy, có thể hiểu, cùng một vụ kiện pháp lý về tranh chấp thương mại nhưng Vietjet Air đã phải trình diện tại 02 tòa án của 02 quốc gia. Điều này cho thấy tính nghiêm trọng của vụ việc đang bị đẩy lên cao trào, phức tạp. Đồng thời giải thích tại sao có tin đồn Vietjet bị kiện tại Anh và Singapore xuất hiện rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Tin đồn Vietjet bị kiện do đâu?
Dưới góc nhìn của các chuyên gia hàng không, vụ kiện của Aviation Holdings 1 (FWA) là những tranh chấp liên quan đến bản hợp đồng cho thuê phi cơ khá căn bản. Trong đó, Vietjet Air là hãng bay đã khai thác trên 130 phi cơ, có ký kết hợp đồng thuê máy bay với hơn 2 công ty cho thuê máy bay trên toàn cầu và FWA là một trong số những đơn vị mà họ hợp tác.
Quá trình thương thảo và thuê phi cơ trước đó đều diễn ra rất suôn sẻ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm năm 2020, khi Đại dịch Covid-19 bùng nổ, hoạt động kinh doanh cua Vietjet cũng như mọi hãng hàng không khác bị gián đoạn nên dẫn tới việc chậm thanh toán về phí cho thuê như hợp đồng đã đưa ra. Lúc này, phía FWA đã đề trình đơn kiện lên tòa Thượng thẩm Anh. Tuy nhiên, những cáo buộc nhưng lý do còn khá mơ hồ và thiếu căn cứ.
Cần nhấn mạnh rằng, trong thời điểm Vietjet Air đang thuê 04 phi cơ. Đơn vị cho thuê này đã tự ý bán 4 chiếc máy bay cho bên thứ là FWA (FWA là công ty tiếp quản 4 chiếc phi cơ bao gồm cả bản hợp đồng cho thuê với Vietjet Air). Việc này khiến hợp đồng dài hạn giữa bên cho thuê trước đó và Vietjet đột ngột chấm dứt không hợp lệ.
Trong tình thế đột ngột bị đưa vào hoàn cảnh ép buộc thay hợp đồng, Vietjet đã đàm phán thành công thỏa thuận với bên cho thuê phi cơ. Trong đó, đơn vị cam kết thanh toán tiền thuê trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực. Tuy nhiên, giữa thời điểm này các bên tài trợ đã chấm dứt hợp đồng đơn phương và chuyển nhượng máy bay cùng các khoản tài trợ cho FWA.
FWA đã dựa vào chính hợp đồng chuyển nhượng mới này đệ đơn tiếp tục lên tòa án Singapore vào tháng 08/2022 nhằm chiếm lợi thế. Như vậy, về cơ bản, việc Vietjet bị kiện hoàn toàn là tình thế bị động và không xuất phát từ bản thân hãng bay. FWA thực tế đã vi phạm quy trình khi hủy đăng ký máy bay quốc tế của Việt Nam và đăng ký tại Guernsey vào tháng 12/2022. Điều này là sai quy trình và dính đến các thủ tục pháp lý, cơ quan pháp luật Việt Nam đã can thiệp và việc trả lại các máy bay trong cuộc tranh chấp trở nên phức tạp.
Vietjet luôn có thiện chí muốn tiếp tục thuê máy bay dài hạn với bên chủ sở hữu 4 chiếc máy bay nói trên, hoặc thậm chí là mua đứt chúng trong tương lai. Tuy nhiên phía cho thuê đã không tuân thủ hợp đồng, đặt Vietjet vào tình thế khó và gây ra những sự việc phức tạp liên quan đến kiện tụng.
Vietjet Air đã bị ảnh hưởng như thế nào trước tin đồn?
Mặc dù thông tin về Vietjet bị kiện chưa được chính thức công bố hay xác nhận từ phía Vietjet. Tuy nhiên việc lan truyền tin đồn liên tục xuất hiện với nhiều tin tức sai lệch đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của thương hiệu.
Trong nỗ lực của Vietjet về mục tiêu xây dựng hình ảnh thương hiệu sạch, vận hành theo tôn chỉ thượng tôn pháp luật. Rõ ràng những thông tin về vụ kiện đã khiến Vietjet không khỏi ảnh hưởng. Thậm chí, khi tin đồn chưa được kiểm chứng còn khiến không ít khách hàng hoài nghi về chất lượng dịch vụ của hãng bay.
Rất may những thông tin này hiện đã được làm rõ, giúp hoạt động kinh doanh Vietjet trong năm 2023 tiếp tục có bước phát triển ổn định. Báo cáo tài chính năm 2023 cho biết, hãng hàng không Vietjet đạt lãi hợp nhất sau khi trừ thuế là 344 tỷ đồng.
Với toàn cảnh thông tin Vietjet bị kiện trên, hy vọng độc giả đã có cái nhìn cụ thể và chi tiết. Có thể hiểu rõ, tin đồn Vietjet vướng vào các tranh chấp pháp lý là có thật nhưng không hoàn toàn xuất phát từ phía hãng bay. Những vụ kiện thương mại này vẫn thường xảy ra với nhiều hãng bay và sẽ không làm gián đoạn hoạt động của Vietjet Air vận chuyển hành khách hàng, hàng hóa trong và ngoài nước.