Trong những ngày qua, thông tin Vietjet vỡ nợ đã và đang gây xôn xao dư luận. Bởi từ lâu nay, hãng hàng không này vẫn được biết đến là một trong những thương hiệu bay lớn nhất tại Việt Nam. Tin Vietjet Air rơi vào tình trạng tài chính khó khăn khiến nhiều người không khỏi hoài nghi. Vậy, thực hư thông tin này như thế nào? Đây liệu có phải tin tức chính xác? Bạn đọc hãy cùng Du Lịch Nghỉ Dưỡng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Tại sao xuất hiện thông tin Vietjet vỡ nợ?
Nằm trong Top 4 hãng hàng không lớn nhất với lượng trung chuyển hành khách lên tới hàng chục triệu lượt mỗi năm. Vietjet Air hiện khai thác hơn 100 đường bay trong nước và quốc tế. Dễ dàng nhận thấy, trong nhiều năm qua, hãng bay giá rẻ này đã có bước phát triển vượt bậc. Chính vì vậy, khi thông tin Vietjet vỡ nợ xuất hiện đã khiến không ít người hoài nghi.
Khi tìm hiểu, chúng tôi đã nắm bắt được nguyên do của tin dồn bắt nguồn từ những sự việc sau:
Thông tin Vietjet vỡ nợ do không thanh toán tiền thuê phi cơ?
Tin tức Vietjet vỡ nợ thực chất bắt nguồn từ chính những rắc rối liên quan đến tranh chấp pháp lý về việc hãng hàng không này đã thuê máy bay từ một Tập đoàn của Anh. Cụ thể, cuối tháng 11/2021, Công ty chuyên cho thuê phi cơ FW Aviation (Holdings) 1 đã đệ đơn lên Tòa thượng thẩm Anh. Trong đó, FW Aviation tố cáo hành vi của Vietjet Air đã vi phạm hợp đồng cho thuê 4 chiếc máy bay của hãng khi không thanh toán đúng thời hạn.
Theo phán quyết từ Tòa án, Vietjet Air phải có trách nhiệm hoàn trả lại 04 chiếc máy cho FW Aviation 1. Tuy nhiên, vụ việc thật sự trở nên phức tạp khi bản thân Vietjet Air cũng đang vướng vào một vụ kiện pháp lý khác tại tòa án Hà Nội. Vụ kiện này trực tiếp liên quan đến tư cách trao trả 4 chiếc khi cổ đông của Vietjet cho răng vị giám đốc đã ký vào văn bản trả lại máy bay hoàn toàn không có thẩm quyền.
Những tranh chấp chéo này đã khiến quá trình thu hồi máy bay từ phía FW Aviation (Holdings) 1 bị ngưng lại vô thời hạn. Điều này khiến Vietjet rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi không thể hoàn trả máy bay và liên tục phải chịu các thúc ép từ phía nguyên đơn. Đây cũng là lý do tin đồn Vietjet vỡ nợ dần xuất hiện, lan truyền theo nhiều hình thức.
Vụ việc chưa dừng lại khi mới đây, Vietjet lại bị đâm đơn kiện tại Singapore cũng liên quan đến 4 chiếc máy bay chưa được thu hồi. Cụ thể, nhiều đầu báo Quốc tế đã đăng tải thông tin Vietjet bị cáo buộc “âm mưu ngăn cản quá trình thu hồi 4 chiếc máy bay trị giá 200 triệu USD với ý đồ chiếm đoạt”.
Tin đồn Vietjet vỡ nợ và phải vay tiền từ Carlyle?
Khi những vướng mắc về pháp lý liên quan đến vụ kiện với FW Aviation Holding 1 chưa kết thúc. Mới đây nhất, thông tin Vietjet đang phải vay nợ tiếp tục xuất hiện khiến nhiều người bất ngờ.
Theo tìm hiểu, Tập đoàn tài chính Carlyle (Mỹ) đã ký kết thỏa thuận hỗ trợ cho vay gói mua tàu bay trị giá lên đến 550 triệu USD cho Vietjet Air. Hiểu theo cách đơn giản, tổ chức này sẽ cho hãng hàng không Việt Nam vay tiền mua phi cơ với những điều khoản ưu đãi. Thỏa thuận này đã được ký kết và đang đi vào bước giải ngân khá ổn định.
Tuy nhiên, khi liên hệ với những lùm xùm xung quanh việc thuê 04 chiếc máy bay trước đó đã làm biến tướng nhiều thông tin. Từ đó tin đồn Vietjet vỡ nợ tiếp tục xuất hiện với nhiều dữ liệu sai lệch: Vietjet nợ hơn 50.000 tỷ đồng hay Vietjet không đủ khả năng chi trả khoản nợ 50.000 tỷ đồng.
Thực hư thông tin Vietjet vỡ nợ có đúng?
Trong bối cảnh những thông tin này chưa được làm rõ, tin tức Vietjet và những tranh chấp pháp lý tại nhiều tòa án Quốc tế đã gây nên nhiều tổn hại về hình ảnh, thương hiệu cho hãng bay. Chúng làm gia tăng sự hoài nghi về tình hình tài chính của hãng bay, khiến tin đồn Vietjet vỡ nợ lan truyền nhanh chóng.
Vậy, liệu tin đồn Vietjet vỡ nợ có đúng? Vietjet Air có đang thực sự rơi vào khủng hoảng tài chính?
Những dẫn chứng từ báo cáo Tài chính của hãng hàng không sẽ cho bạn câu trả lời rõ ràng:
Theo đó, Báo cáo tài chính của Vietjet cuối năm 2022 cho biết: tính đến ngày 30/09/2022, tổng giá trị tài sản của Vietjet Air đạt 67.470 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngắn hạn là 40.400 tỷ đồng bao gồm 2.067 tỷ đồng là tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Như vậy, khi so sánh với khoản vay từ Tập đoàn tài chính Carlyle (Mỹ), rõ ràng Vietjet hoàn toàn có thể chi trả khoản vay này.
Cũng trong báo cáo, Vietjet đã minh bạch về tổng khoản vay của hãng hiện đã tăng thêm 44% (tương đương 49.938 tỷ đồng). Mặc dù các khoản nợ ngắn hạn tăng mạnh nhưng theo đại diện Vietjet, khoản vay này đều được sử dụng đúng mục đích, tạo đà thúc đẩy về sau.
Về doanh thu, tổng kết cuối năm 2022 cho biết Vietjet chỉ báo lỗ 2.171,3 tỷ đồng sau thuế. Lý do lỗ lớn nhất đến từ chính những ảnh hưởng trực tiếp do đại dịch Covid-19 và đây là tình hình chung của mọi hãng bay trên toàn cầu. Tuy nhiên, giai đoạn báo lỗ này đã nhanh chóng kết thúc khi doanh thu hợp nhất của quý III/2023, hãng bay đã đạt 13.548 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 55 tỷ đồng. Trong quý IV, khoản lợi nhuận tiếp tục tăng lên 152 tỷ đồng.
Như vậy, năm 2023, vượt qua những khó khăn từ đại dịch Covid-19, Vietjet đã đạt doanh thu riêng lẻ khoảng 53,6 nghìn tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ. Đến cuối năm 2023, tổng giá trị vốn hóa của hãng cũng tăng lên 25%, đạt hơn 84,6 nghìn tỷ đồng.
Với những thông tin phân tích chi tiết trên, rõ ràng tin đồn Vietjet vỡ nợ là hoàn toàn không có căn cứ. Các khoản vay hay những vụ kiện vẫn đang trong tầm kiểm soát của Vietjet. Dù vậy, theo nhiều khía cạnh, điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của hãng bay. Vietjet nên sớm có biện pháp và hướng đi nhằm giải quyết triệt để khó khăn. Từ đó, ổn định và gây dựng lòng tin vững chắc cho đối tác, khách hàng.